Hệ thống văn bản quy phạm của pháp luật liên quan đến giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mới nhất năm 2020 bao gồm: văn bản là Luật, nghị định về giấy phép lao động và các thông tư hướng dẫn như sau:
NỘI DUNG BÀI VIẾT
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LÀ LUẬT
- Bộ Luật lao động năm 2012 được Quốc Hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 06 năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2013.
- Bộ Luật lao động năm 2019 đã được Quốc Hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông quá ngày 20 tháng 11 năm 2019 và sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
NGHỊ ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
- Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành thực hiện một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2016.
- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam)
THÔNG TƯ VỀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
- Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP (các biểu mẫu về thực hiện xin cấp, thu hồi, cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài).
- Thông tư số 35/2016/TT-BCT hướng dẫn về trường hợp không thuộc diện được cấp giấy phép lao động: người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với tổ chức thương mại thế giới.
- Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH quy định đến thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài qua Cổng thông tin điện tử là địa chỉ http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn.
QUY PHẠM CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN GIẤY KHÁM SỨC KHỎE
- Thông tư số 14/2013/TT-BYT quy định về hướng dẫn khám sức khỏe có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
- Công văn số 143/KCB-PHCN&GĐ do Bộ Y Tế ban hành ngày 06/5/2013 về việc cập nhật, bổ sung danh sách cơ sở đủ điều kiện KSK cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
QUY ĐỊNH MỚI VỀ VIỆC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
Giải thích từ ngữ và điều kiện để xác định người lao động là “chuyên gia”, “nhà quản lý”, “giám đốc điều hành” và “lao động kỹ thuật”
Căn cứ Điều 3 của nghị định quy định:
“3. Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
- a) Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;
- b) Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
- a) Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức;
- b) Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Lao động kỹ thuật là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo.”
=> Quy định này đã giúp cho đối tượng sử dụng người lao động xác định chính xác được đối tượng lao động từ đó giúp việc tuyển sinh, quản lý cũng như thực hiện việc xin cấp Giấy phép lao động được dễ dàng.
Bổ sung thêm trường hợp không thuộc diện được cấp giấy phép lao động
Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định thêm 2 trường hợp người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là:
– Thời gian vào Việt Nam làm việc chỉ dưới 30 ngày đồng thời trong 01 năm thời gian cộng dồn không quá 90 ngày tại các vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật.
Trường hợp này người lao động nước ngoài không bắt buộc làm thủ tục xin miễn giấy phép lao động.
– Vào làm việc theo thỏa thuận quốc tế mà cơ quan hoặc tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh đã ký kết.
Quy định sửa đổi, bổ sung về hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
Tại Điều 10, nghị định quy định rõ hơn một số điểm như sau:
– Giấy khám sức khỏe của người lao động có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
– Ngoài văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người lao động có thể nộp Phiếu lý lịch tư pháp của nước ngoài hoặc Việt Nam cấp.
– Ảnh của người lao động nước ngoài thêm yêu cầu không đeo kính màu và ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
Nghị định cũng bổ sung quy định về Hồ sơ đề nghị được cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt tại khoản 8 Điều 10.
Quy định về làm thủ tục cấp giấy phép lao động
Thời hạn được quy định tại Nghị định này đã rút ngắn thời hạn cơ quan có thẩm quyền được cấp giấy phép lao động chỉ còn 7 ngày làm việc (quy định trước đây là 10 ngày làm việc).
Sửa đồ quy định tại Điều 14 về hồ sơ cấp lại Giấy phép lao động
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định này quy định:
– Trường hợp mất giấy phép, hồ sơ bao gồm xác nhận của cơ quan Công an cấp xã của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
– Trường hợp giấy phép sắp hết hạn thì giấy phép còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
Bạn đọc vui lòng Liên hệ với GREENLAW để được cung cấp những văn bản pháp luật mới về giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Luật sư Hoàng Văn Việt
Tôi là luật sư Hoàng Văn Việt hiện là giám đốc của Công ty Luật TNHH Greenlaw. Với các kiến thức trong nhiều năm hoạt động về lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Hy vọng những chia sẻ, tư vấn của tôi sẽ giúp ích được cho bạn.